Văn hóa, xã hội Long Xuyên

Đình Mỹ Phước ở nội ô thành phố Long Xuyên

Nhà văn Sơn Nam nhận xét:

Long Xuyên là một thị xã (nay đã là thành phố) mãi còn trẻ, theo kịp đà tiến triển của cả nước, tuy ở xa thủ đô. Được như thế, nhờ truyền thống yêu nước, nhờ nếp sống cởi mở, hiếu khách. Quanh thị xã, với sông sâu nước chảy, với cây xanh, ta gặp vài kiểu nhà sàn đẹp mắt, định hình để thích nghi với cơn lụt hàng năm. Kỹ thuật nấu ăn, bánh trái có thể bảo là không kém hoặc hơn hẳn nhiều vùng trong đồng bằng. Đáng kể nhứt là đội ngũ nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc khá hùng mạnh, tài hoa, nhiều người thuộc tầm cỡ lớn...[18]

Ông Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang đã cho biết:

An Giang trong đó có Long Xuyên là một vùng đất mới, những cư dân lớp đầu phần lớn ở vùng Ngũ Quảng vào với hai bàn tay trắng. Trong tình cảnh đó, hành trang tinh thần, đó là đạo lý "trung-hiếu-tiết-nghĩa"; là ‘lá lành đùm lá rách", "một cây làm chẳng nên non"; là "ơn đền nghĩa trả", "ân oán phân minh", căm ghét kẻ bội phản. Về sau, khi công cuộc khai khẩn đi dần vào ổn định, người dân trở nên rộng rãi, phóng khoáng, trọng nhân nghĩa và có tính bao dung hơn. Ngày nay, ngoài những tính cách trên, tính năng động, ít bảo thủ, thích tiếp thu cái mới ngày càng thể hiện rõ nét trong quá trình làm ăn kinh tế và sản xuất nông nghiệp... Tính cách và lối sống của người dân An giang trong đó có Long Xuyên khá tiêu biểu cho một nền văn minh sông nước (như tập quán làm nhà sàn, nhóm chợ trên sông, nuôi cá trong lồng bè, dùng ghe xuồng để đi lại và mua bán…) mà nhà văn Sơn Nam đã gọi một cách nôm na là văn minh miệt vườn.[19]

  • Năm 1876, Châu Đốc và Long Xuyên mở nhà "dây thép" do người Pháp chỉ huy, người Việt vào tập sự, gọi là "điển sinh" (học sinh Bưu điện)[20]
  • Năm 1904, ông Phan Bội Châu vào Sài Gòn, ghé Mỹ Tho, Cao Lãnh, Sa Đéc rồi đến Bảy Núi, hy vọng tìm vài nhân vật của phong trào "trung quân ái quốc" còn sót lại...Tương truyền ông Phan cũng đã ghé chùa Minh Sư, ở chợ Long Xuyên.[20]
  • Năm 1927 nhà máy đầu tiên của tỉnh đặt tại Vàm Cống.[20]
  • Cuối năm 1930, chợ Long Xuyên bắt đầu có điện, do công ty Điện từ Cần Thơ tải sang.[20]
  • Tháng 7 năm 1917, kịch nghệ mới (hát cải lương) xuất hiện, thử nghiệm ở chợ Long Xuyên, do sáng kiến của Hồ Biểu Chánh, bấy giờ đang tích cực hoạt động trong "Hội Khuyến Học Long Xuyên"[21]. Buổi hát này cùng thời điểm với Gò Công và sớm hơn buổi ra mắt "Cải lương kịch xã" thử nghiệm tại rạp Eden Sài Gòn đến 2 tháng. Trong tình hình bấy giờ, quả là đi tiên phong. Năm 1919, tuồng Ô Thước do Tổng đốc An-Hà là Cao Hữu Dực sáng tác, được đem ra diễn tại Long Xuyên nhân dịp Phạm Quỳnh ghé thăm. Trong quyển "Nghệ thuật sân khấu Việt Nam", Trần Văn Khải ghi đoàn hát Sĩ Đồng Ban thành lập ở Long Xuyên, trong buổi đầu.[20]
  • Đồng thời với An Hà báo của Cần Thơ, vào tháng 1 năm 1918, Đại Việt tạp chí ra hàng tháng. Đây là tờ báo chính thức của Long Xuyên Hội Khuyến học Long Xuyên do Hồ Biểu Chánh, Đặng Thúc Liêng, Lê Thường Tiên phụ trách.
  • Ngày đua xe đạp phát triển sớm ở Long Xuyên, tháng 7 năm 1925, bày cuộc đua xe Long Xuyên - Châu Đốc và ngược lại. Phụ nữ Long Xuyên theo nhịp sinh hoạt mới, đã mạnh dạn đi xe đạp như nam giới (năm 1927, ở chợ Long Xuyên có tổ chức cuộc đua xe đạp dành cho phụ nữ). Nên biết, năm 1916 vài cô gái ở Sài Gòn chạy đua xe đạp với nhau, bị dư luận cho là quá tân thời, có bài vè "Cô Ba, cô Sáu đua xe máy".[20]
  • Năm 1925, thi sĩ Tản Đà vào Nam. Trong khoảng thời gian này ông có ghé thăm Long Xuyên, và nhà thơ...đã "thương nhớ" mắm.
Hà tươi cửa biển Tu Ran,Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà. (Thú ăn chơi)
  • Xưa có câu: Trai Nhân Ái, gái Long Xuyên.

Nhà văn Sơn Nam giải thích: Trai Nhân Ái (Phong Điền, thuộc Cần Thơ) giỏi nghề đóng tam bản, ghe hầu. Gái Long Xuyên giỏi khắp miền với bánh trái, thêu thùa, may vá.[20]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Long Xuyên http://www.benhvienlongxuyen.com/logobv/logo.htm //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://longxuyen.angiang.gov.vn/ http://socongnghiep.angiang.gov.vn/Tintucsukien.as... http://socongnghiep.angiang.gov.vn/Tintucsukien.as... http://laws.dongnai.gov.vn/1981_to_1990/1984/19840... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Ng... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Ng... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Ng... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Q...